Tải App Lotus
Quét mã QR để tải app Lotus
Nhập mã xác nhận OTP
Hãy nhập mã xác nhận đang hiển thị trên ứng dụng Lotus.
Gửi lại sau 00:30
Diễm sờ thấy khối u lần đầu năm 2017, lúc mày mò tập tự khám vú vì tình cờ đọc bài hướng dẫn trên FB. Cô đi khám ngay, nhưng bác sĩ bảo đây chỉ là u xơ, không nguy hiểm. Một năm sau, lúc Diễm muốn mua bảo hiểm nhân thọ, được phòng khám khuyến khích đi sinh thiết u, cô mới chính thức nhận chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 1.
Không ai nhận ra Diễm là bệnh nhân ung thư vú. Người ta chỉ thấy một cô giáo vẫn dạy học đều đều; một cô gái tuổi đôi mươi hồn nhiên, thích ngắm bình minh, hoàng hôn và chinh phục những ngọn núi.
Ngày nhận kết quả khẳng định mình mắc K vú, cô gái 22 tuổi này vẫn cố ngồi thẳng lưng, nở một nụ cười, bình tĩnh hỏi bác sĩ hướng điều trị sắp tới thế nào, chi phí bao nhiêu. Thấy người trẻ bị ung thư mà sao… tỉnh quá, tôi buột miệng hỏi: “Diễm không sợ sao?”. Cô cười: “Sợ chứ. Nói không sợ là nói điêu. Nhưng lúc đó mình chỉ lo nhất một thứ: Không sợ ung thư vú giai đoạn mấy, chỉ sợ không có tiền chữa bệnh”.
Đến tận lúc nhận lời chia sẻ về bệnh Ung thư, Diễm vẫn không hé răng với ai về căn bệnh của mình. Một phần vì không muốn cha mẹ lo lắng, một phần vì sợ bị thương hại và nhìn bằng ánh mắt “Ôi, chắc nhỏ này sắp chết”.
Một mình cô ngày ngày đi dạy tiếng Anh, mượn người quen, vay các quỹ tín dụng để đủ tiền điều trị. Đến giờ, Diễm vẫn đang làm việc chăm chỉ để trả hết nợ nần từ 2 năm trước.
Khi đủ tiền, Diễm tự nhập viện, vào phòng mổ một mình, tự chăm mình trong 3 ngày hậu phẫu, tự lo sinh hoạt ở nhà sau mổ, rồi tự đi tái khám. Không ai biết trong những ngày nằm viện, Diễm vừa đi vừa ngã như “zombie”, tay đau không cử động nổi nhưng không có tiền thuê điều dưỡng. Rằng Diễm phải nói dối mẹ điện thoại hỏng không nghe máy được, nhưng thực ra vì người mệt quá, nói không ra tiếng.
Cô gái vẫn lạc quan: “Mình đã tự bước qua căn bệnh nhiều người gọi là ‘bệnh hiểm nghèo’ thì chẳng còn gì quá khó cả”.
Để tự vỗ về, Ngọc Diễm bắt đầu tập thiền, chạy bộ, đọc sách, leo núi. Không tồn tại sự mạnh mẽ bẩm sinh, cô luyện tập mỗi ngày để trở nên thật kiên cường.
Cô đặt mục tiêu thi chứng chỉ tiếng Anh đạt điểm tối đa, chinh phục hết ngọn núi cao cheo leo này đến các cung đường trekking gian nan khác. Đó là cách cô gái ngoan cường chứng minh với thế giới rằng: Bệnh nhân ung thư không những có thể sống bình thường như bao người khỏe mạnh, họ còn có thể sống thật phi thường.
Nhưng Diễm cũng chỉ là “người trần mắt thịt”, cố mãi rồi cũng không tránh khỏi những ngày tinh thần xuống dốc, những buổi tối “ngồi khóc tu tu một mình mà đâu dám kể với ai”.
Nhờ những lần tủi thân đó, Diễm nhận ra sức mạnh to lớn của cộng đồng. Các cộng đồng bệnh nhân như BCNV giúp người bệnh thấy mình được “giống”, không còn lạc lõng. Ở đây, Diễm tìm thấy nhiều câu chuyện, tấm gương tích cực của các “chiến binh” ung thư. Mặc cảm khác biệt dần được xoa dịu bởi những người đồng bệnh cảm thông, thấu hiểu hơn hết thảy.
Hiểu rõ vai trò của cộng đồng, Ngọc Diễm quyết định khởi xướng dự án “Cộng Đồng Bệnh Nhân Ung Thư - BU&C Family”. BU&C viết tắt của “Bạn, Ung thư và Chúng ta”, thể hiện mong muốn xây dựng một chốn trải lòng, khích lệ tinh thần - một gia đình - cho các bệnh nhân ung thư của cô gái sáng lập.
Sau khi đối diện ung thư, Diễm hướng mục đích sống về cộng đồng để giúp đỡ được nhiều người hơn, để thấy mình đáng sống và nên sống.
SỚM BẢO VỆ cho bạn, TỰ TIN SỐNG cho ngàn bệnh nhân ung thư
CHUNG TAY “GÓP Ô” XÂY DỰNG THƯ VIỆN TÓC
Ở bất cứ độ tuổi nào, cuộc đời luôn có nhiều thử thách không lường trước được. Dù vậy, nếu ta nhớ chuẩn bị biện pháp dự phòng từ sớm và sát cánh bên nhau, ta sẽ có sức mạnh và sự tự tin đương đầu mọi khó khăn - kể cả ung thư.
Như chiếc ô vốn là nơi trú ẩn, chở che con người khỏi nắng mưa, bạn cũng có thể trở thành “chiếc ô” bảo vệ chính mình và cộng đồng, ngay từ hôm nay!
Mong muốn lan tỏa tinh thần chủ động, lạc quan trước ung thư đến giới trẻ và cộng đồng, BCNV phối hợp cùng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kêu gọi cộng đồng chung tay “góp ô” xây dựng Thư viện tóc, tiếp thêm sự tự tin cho nhiều bệnh nhân ung thư đang mất đi mái tóc do hóa trị.
----- CÁCH THAM GIA ĐÓNG GÓP -----
Từ ngày 21/07 đến 20/08/2020, để đóng góp xây dựng Thư viện tóc, bạn có thể:
🔻 Cách 1: Đăng ảnh chụp/tranh vẽ có chiếc ô – biểu tượng của chiến dịch – cùng thông điệp nhắn gửi đến giới trẻ về sớm phòng ngừa ung thư; hoặc chia sẻ bài viết này về trang cá nhân. Bài đăng phải ở chế độ công khai, kèm 4 hashtag: #SớmBảoVệ #TựTinSống #VCBFWD #BCNV. Với mỗi bài đăng trên, bạn đã đóng góp 9.900 đồng.
🔻 Cách 2: Sớm bảo vệ bản thân cùng FWD bằng cách đăng ký FWD Bảo hiểm bệnh ung thư tại bit.ly/FWDVCB, bạn đã đóng góp 99.000 đồng phí bảo hiểm vào dự án xây dựng Thư viện tóc.
----- TÌM HIỂU THÔNG TIN CHI TIẾT về chiến dịch tại đây:
Nguồn: Mạng Lưới Ung Thư Vú Việt Nam - Breast Cancer Network Vietnam
Diễm sờ thấy khối u lần đầu năm 2017, lúc mày mò tập tự khám vú vì tình cờ đọc bài hướng dẫn trên FB. Cô đi khám ngay, nhưng bác sĩ bảo đây chỉ là u xơ, không nguy hiểm. Một năm sau, lúc Diễm muốn mua bảo hiểm nhân thọ, được phòng khám khuyến khích đi sinh thiết u, cô mới chính thức nhận chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 1.
Không ai nhận ra Diễm là bệnh nhân ung thư vú. Người ta chỉ thấy một cô giáo vẫn dạy học đều đều; một cô gái tuổi đôi mươi hồn nhiên, thích ngắm bình minh, hoàng hôn và chinh phục những ngọn núi.
Ngày nhận kết quả khẳng định mình mắc K vú, cô gái 22 tuổi này vẫn cố ngồi thẳng lưng, nở một nụ cười, bình tĩnh hỏi bác sĩ hướng điều trị sắp tới thế nào, chi phí bao nhiêu. Thấy người trẻ bị ung thư mà sao… tỉnh quá, tôi buột miệng hỏi: “Diễm không sợ sao?”. Cô cười: “Sợ chứ. Nói không sợ là nói điêu. Nhưng lúc đó mình chỉ lo nhất một thứ: Không sợ ung thư vú giai đoạn mấy, chỉ sợ không có tiền chữa bệnh”.
Đến tận lúc nhận lời chia sẻ về bệnh Ung thư, Diễm vẫn không hé răng với ai về căn bệnh của mình. Một phần vì không muốn cha mẹ lo lắng, một phần vì sợ bị thương hại và nhìn bằng ánh mắt “Ôi, chắc nhỏ này sắp chết”.
Một mình cô ngày ngày đi dạy tiếng Anh, mượn người quen, vay các quỹ tín dụng để đủ tiền điều trị. Đến giờ, Diễm vẫn đang làm việc chăm chỉ để trả hết nợ nần từ 2 năm trước.
Khi đủ tiền, Diễm tự nhập viện, vào phòng mổ một mình, tự chăm mình trong 3 ngày hậu phẫu, tự lo sinh hoạt ở nhà sau mổ, rồi tự đi tái khám. Không ai biết trong những ngày nằm viện, Diễm vừa đi vừa ngã như “zombie”, tay đau không cử động nổi nhưng không có tiền thuê điều dưỡng. Rằng Diễm phải nói dối mẹ điện thoại hỏng không nghe máy được, nhưng thực ra vì người mệt quá, nói không ra tiếng.
Cô gái vẫn lạc quan: “Mình đã tự bước qua căn bệnh nhiều người gọi là ‘bệnh hiểm nghèo’ thì chẳng còn gì quá khó cả”.
Để tự vỗ về, Ngọc Diễm bắt đầu tập thiền, chạy bộ, đọc sách, leo núi. Không tồn tại sự mạnh mẽ bẩm sinh, cô luyện tập mỗi ngày để trở nên thật kiên cường.
Cô đặt mục tiêu thi chứng chỉ tiếng Anh đạt điểm tối đa, chinh phục hết ngọn núi cao cheo leo này đến các cung đường trekking gian nan khác. Đó là cách cô gái ngoan cường chứng minh với thế giới rằng: Bệnh nhân ung thư không những có thể sống bình thường như bao người khỏe mạnh, họ còn có thể sống thật phi thường.
Nhưng Diễm cũng chỉ là “người trần mắt thịt”, cố mãi rồi cũng không tránh khỏi những ngày tinh thần xuống dốc, những buổi tối “ngồi khóc tu tu một mình mà đâu dám kể với ai”.
Nhờ những lần tủi thân đó, Diễm nhận ra sức mạnh to lớn của cộng đồng. Các cộng đồng bệnh nhân như BCNV giúp người bệnh thấy mình được “giống”, không còn lạc lõng. Ở đây, Diễm tìm thấy nhiều câu chuyện, tấm gương tích cực của các “chiến binh” ung thư. Mặc cảm khác biệt dần được xoa dịu bởi những người đồng bệnh cảm thông, thấu hiểu hơn hết thảy.
Hiểu rõ vai trò của cộng đồng, Ngọc Diễm quyết định khởi xướng dự án “Cộng Đồng Bệnh Nhân Ung Thư - BU&C Family”. BU&C viết tắt của “Bạn, Ung thư và Chúng ta”, thể hiện mong muốn xây dựng một chốn trải lòng, khích lệ tinh thần - một gia đình - cho các bệnh nhân ung thư của cô gái sáng lập.
Sau khi đối diện ung thư, Diễm hướng mục đích sống về cộng đồng để giúp đỡ được nhiều người hơn, để thấy mình đáng sống và nên sống.
SỚM BẢO VỆ cho bạn, TỰ TIN SỐNG cho ngàn bệnh nhân ung thư
CHUNG TAY “GÓP Ô” XÂY DỰNG THƯ VIỆN TÓC
Ở bất cứ độ tuổi nào, cuộc đời luôn có nhiều thử thách không lường trước được. Dù vậy, nếu ta nhớ chuẩn bị biện pháp dự phòng từ sớm và sát cánh bên nhau, ta sẽ có sức mạnh và sự tự tin đương đầu mọi khó khăn - kể cả ung thư.
Như chiếc ô vốn là nơi trú ẩn, chở che con người khỏi nắng mưa, bạn cũng có thể trở thành “chiếc ô” bảo vệ chính mình và cộng đồng, ngay từ hôm nay!
Mong muốn lan tỏa tinh thần chủ động, lạc quan trước ung thư đến giới trẻ và cộng đồng, BCNV phối hợp cùng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) kêu gọi cộng đồng chung tay “góp ô” xây dựng Thư viện tóc, tiếp thêm sự tự tin cho nhiều bệnh nhân ung thư đang mất đi mái tóc do hóa trị.
----- CÁCH THAM GIA ĐÓNG GÓP -----
Từ ngày 21/07 đến 20/08/2020, để đóng góp xây dựng Thư viện tóc, bạn có thể:
🔻 Cách 1: Đăng ảnh chụp/tranh vẽ có chiếc ô – biểu tượng của chiến dịch – cùng thông điệp nhắn gửi đến giới trẻ về sớm phòng ngừa ung thư; hoặc chia sẻ bài viết này về trang cá nhân. Bài đăng phải ở chế độ công khai, kèm 4 hashtag: #SớmBảoVệ #TựTinSống #VCBFWD #BCNV. Với mỗi bài đăng trên, bạn đã đóng góp 9.900 đồng.
🔻 Cách 2: Sớm bảo vệ bản thân cùng FWD bằng cách đăng ký FWD Bảo hiểm bệnh ung thư tại bit.ly/FWDVCB, bạn đã đóng góp 99.000 đồng phí bảo hiểm vào dự án xây dựng Thư viện tóc.
----- TÌM HIỂU THÔNG TIN CHI TIẾT về chiến dịch tại đây:
Nguồn: Mạng Lưới Ung Thư Vú Việt Nam - Breast Cancer Network Vietnam